Cựu giám đốc điều hành Microsoft và phó chủ tịch Xbox là Ed Fries tiết lộ rằng Microsoft đã cố gắng mua lại Blizzard nhiều lần từ những năm 1990.
Microsoft là một gã khổng lồ trong lĩnh vực trò chơi trong một thời gian dài và thậm chí họ còn lớn mạnh hơn sau một loạt các thương vụ mua lại trị giá hàng tỷ đô la trong vài năm qua. Nhà sản xuất Xbox này đã mua lại nhà phát hành và nhà phát triển Bethesda vào năm 2021, mới đây tiếp nối với việc mua lại Activision Blizzard với số tiền kỷ lục trị giá 20 tỷ đô la.
Tuy nhiên, hóa ra đây không phải là lần đầu tiên Microsoft cố gắng đem Blizzard về làm của riêng cho mình. Theo cựu phó chủ tịch Xbox là Ed Fries, ông đã cố gắng mua lại Blizzard hai lần trước khi rời Microsoft vào năm 2004.
Fries đã thảo luận về lịch sử giữa Blizzard và Microsoft trong podcast XboxEra ngày 17 tháng 4. Ông tiết lộ rằng Microsoft lần đầu tiên cố gắng mua lại Blizzard là vào năm 1996, rất lâu trước khi World of Warcraft biến studio này thành một cái tên quen thuộc với game thủ. Tuy nhiên, loạt game chiến lược thời gian thực Warcraft đã là một thương hiệu lâu đời và đóng một vai trò quan trọng trong sự bùng nổ thể loại RTS của những năm 1990, và đây là điều đã thu hút Microsoft đến với studio. Fries nói: “Nếu bạn nghĩ về cội nguồn của việc kinh doanh trò chơi PC của chúng tôi, thì đó là thể loại game chiến lược thời gian thực… Warcraft, tất nhiên, là sản phẩm lớn nhất của họ mà chúng tôi nhắm đến”. Bản thân Fries cũng là một người hâm mộ Blizzard và đã cố gắng mua lại công ty mẹ của studio cho Microsoft khi nó được rao bán vào năm 1996.
Thật không may cho Microsoft, công ty bất động sản và du lịch Cendant Corporation cuối cùng đã giành được quyền sở hữu Blizzard. Trong podcast, Fries nhớ lại rằng khi đó ông đã than thở “tôi vừa bị trả giá cao hơn bởi một doanh nghiệp cắm trại chia sẻ thời gian?”. Nỗ lực thứ hai của Microsoft trong việc mua lại Blizzard xảy ra vào năm 1998 khi Cendant Corporation rao bán lại nó. Tuy nhiên họ lại mất đi cơ hội, với lần này Blizzard rơi vào tay công ty tiện ích nước Vivendi tại Pháp, người cũng sở hữu cổ phần tại Ubisoft. Đó là nỗ lực cuối cùng của Microsoft trong việc mua lại Blizzard trong thời gian Fries làm việc với studio. Blizzard sau đó đã phát hành World of Warcraft vào năm 2004, và theo Fries, thành công vượt trội về tài chính của trò chơi khiến Blizzard trở nên không thể mua được theo quan điểm của Microsoft.
Đáng chú ý, Blizzard không phải là nhà phát triển RTS lớn duy nhất của thập niên 1990 mà Microsoft cố gắng mua lại. Theo Fries, ông ấy đã đàm phán với nhà phát triển tựa game Command & Conquer là Westwood Studios trước khi EA loại bỏ studio này. EA cuối cùng đã đóng cửa Westwood vào năm 2003 và Fries vẫn tin rằng Westwood sẽ tốt hơn nếu nằm dưới sự bảo trợ của Microsoft.
Với lịch sử của Microsoft với Blizzard, thương vụ mua lại mang tầm cỡ kỷ lục thế giới của họ bỗng trở nên hoàn toàn hợp lý. Được biết, Microsoft đã bắt đầu đàm phán với Activision Blizzard chỉ ba ngày ngay sau khi CEO Blizzard là Bobby Kotick bị buộc tội vì vai trò của ông trong việc tạo ra văn hóa nơi làm việc độc hại của công ty. Vì vậy mặc dù thương vụ chắc chắn có phần mờ ám, nhưng không có gì ngạc nhiên khi Microsoft đã cố gắng mua Blizzard ngay khi có cơ hội.
Xem thêm: Sony có một ‘bom tấn’ PlayStation chưa công bố sẽ ra mắt vào năm 2022
Theo: Game4v