Kỳ Lân hay còn gọi là lân, li, là một trong 4 linh vật của tứ linh theo tín ngưỡng dân gian Á Đông như tại Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên… Trong truyền thuyết của Trung Quốc thì Kỳ Lân được coi là đã trở nên giống như một con hổ sau khi sự biến mất của chúng trong thực tế và được cách điệu theo kiểu con hươu cao cổ trong triều đại nhà MinhTương truyền ở thời Phục Hy, Phục Hy thị dạy dân thắt dây thừng làm lưới đánh cá, nuôi dưỡng gia súc, thúc đẩy sản xuất phát triển, cải thiện điều kiện sinh hoạt sinh tồn của mọi người. Bởi vậy, điềm lành thay nhau đến, thần vật cũng sinh ra nhiều. Có một loài thần thú thân ngựa đầu rồng, mình ao tám thước, thân có vảy rồng, lăng ba đạp thủy như giẫm trên đất bằng, trên lưng có vẽ những vết chấm. Mọi người gọi là Long Mã. Đây chính là hóa thân của Kỳ Lân.
Mỗi lần Kỳ Lân xuất hiện đều là một thời kì vô cùng đặc biệt hoặc có con người kiết xuất sinh ra. Dựa theo ghi chép, thời đại Phục Hy, Thuấn, Khổng Tử, đều có Kỳ Lân xuất hiện.
Lân có đầu nửa rồng nửa thú, đôi khi chỉ có một sừng, do không húc ai bao giờ nên sừng này là hiện thân của từ tâm. Phần nhiều lân có sừng nai, tai chó, trán lạc đà, mắt quỷ, mũi sư tử, miệng rộng, thân ngựa, chân hươu, đuôi bò. Thực ra trong tạo hình của người Việt chúng ta khác tưởng tượng này, Điều có thể nhận ngay ra rằng khi nhìn vào hình tượng Kỳ Lân Việt Nam có chút khác so với Kỳ Lân Trung Quốc ở chỗ Kỳ Lân Việt Nam có đôi mắt to, mũi to, mõm ngắn đặc biệt phần đuôi xù ra hoặc rẽ quạt toát lên vẻ ngoài thân quen, vui vẻ, thân thiện hoạt bát dễ gần không ù lì, chễm chệ, dọa nạt như Kỳ Lân Trung Hoa. Chúng thường được thể hiện trong tư cách đội tòa sen, làm chỗ dựa cho Văn Thù bồ tát hay các Hộ pháp, và nhiều khi ngồi trên đầu cột cổng hay xuất hiện trên mái nhà. Trong những tư cách này chúng xuất hiện cho sức mạnh của linh vật tầng trên, cho trí tuệ và như thể chúng có khả năng kiểm soát tâm hồn những người hành hương. Kỳ lân Việt Nam nó cũng không ăn thịt hay làm hại bất kỳ con vật nào và không bao giờ uống nước bẩn. Trong không gian kiến trúc của người Việt, có khi kỳ lân được bài trí thành từng cặp, đứng chầu trước cung điện của vua, đầu hướng về phía cung điện nhằm biểu hiện lòng trung thành; có khi kỳ lân được bài trí ở trước điện thờ, đền miếu, mặt hướng ra bên ngoài, biểu tượng cho sự tôn nghiêm, kính cẩn. Kỳ lân còn biểu hiện cho uy quyền của nhà vua, vì thế trên ngai vua triều Nguyễn có đôi kỳ lân dùng làm chỗ đặt chân của nhà vua. Kỳ lân còn là linh vật biểu trưng cho thái tử trong mối quan hệ: rồng (nhà vua) – kỳ lân (thái tử) – phượng hoàng (hoàng hậu).