Mới đây bom tấn Squid Game lại tiếp tục dính lùm xùm khi bị chính báo chí Nhật Bản tố cáo “sao chép” trò chơi.
Squid Game – Trò chơi con mực hiện đang là bộ phim được rất nhiều người quan tâm. Bộ phim tái hiện lại những trò chơi trẻ em của thế hệ 7x-8x. Người tham gia trò chơi là những người có một điểm chung, nợ nần thất nghiệp và rất cần tiền. Người thắng trò chơi sẽ được số tiền thường hơn 40 tỷ Won. Squid Game có tất cả 456 thí sinh tham gia, ban đầu họ nghĩ đơn giản chỉ là một chơi nhưng sau đó họ nhận ra rằng đây là trò chơi sinh mạng. Nếu thua họ sẽ chết, mỗi một vòng chơi số người bị loại chết tăng lên, thậm chí có những trò chơi đồng đội, người thân, anh em phải giết lẫn nhau. Người chơi chỉ có hai lựa chọn giết hoặc bị giết.
Với mức độ phủ sóng quá lớn, Squid Game đang gây bão khắp thế giới. Tại Việt Nam, bộ phim được nhắc đến liên tục, khiến nhiều khán giả tò mò và hào hứng. Không chỉ đạt độ phủ rộng lớn tại Châu Á, Squid Game còn có sự ảnh hưởng lớn tới khán giả tại Âu – Mỹ. Phim trở thành series Hàn Quốc đầu tiên đứng ở vị trí top 1 thịnh hành tại BXH Netflix Mỹ, làm khán giả Hàn nở mày nở mặt. Không chỉ gây thu hút, Squid Game còn đang trên đà lập kỷ lục lớn cho Netflix.
Tuy nhiên đằng sau những thành công lớn đó thì Squid Game ngay từ khi ra mắt đã vướng phải nhiều lời tố cáo đạo nhái từ khán giả. Nhiều người so sánh phim với tác phẩm sinh tồn của Nhật Bản là As The Gods Will và Alice in Borderland. Tuy nhiên, sự thể hiện của Squid Game lại bất ngờ vượt xa 2 cái tên kể trên của Nhật Bản.
Đáp trả lại các cáo buộc trên, đạo diễn của bộ phim cũng đã phủ nhận cáo buộc này. Ông khẳng định “không có mối liên hệ nào” giữa hai phim. Sự tương đồng được rút ra chỉ vì trò chơi đầu tiên trong cả hai phim giống nhau mà thôi. Tuy nhiên, câu trả lời của ông hầu như không nhận được sự đồng tình của các khán giả.
Chính vì vậy dù đạt được thành công rực rỡ nhưng bộ phim cũng nhận được không ít phản ứng trái chiều từ khắp các cá nhân, tổ chức trên khắp thế giới. Và lần này truyền thông Nhật Bản đã chính thức lên tiếng.
Mới đây tờ báo The Nikkei – một tờ báo kinh tế của Nhật Bản, đã mạnh dạn khẳng định rằng “hầu hết những trò chơi trong phim có xuất xứ từ Nhật Bản”, chúng tạo nên cảm giác hoài niệm cho người xem và cũng là lý do chính khiến mọi người yêu thích bộ phim.
Giám đốc Suzuki đang làm việc cho The Nikkei khẳng định rằng bộ trò chơi đầu tiên trong Squid Game, Mugunghwa (red light, green light) “có chung luật chơi và giai điệu như trò chơi Dharma statue has fallen của Nhật Bản”. Thêm vào đó, vị giám đốc còn đưa ra tuyên bố rằng những trò chơi khác được thể hiện trong phim như trò ddakji (đập giấy), bắn bi, hay thậm chí trò dalgona (tách kẹo) đều được lấy cảm hứng từ các trò chơi của Nhật Bản. Thậm chí trò chơi chính của Squid Game, trò chơi con mực xuất hiện ở cuối bộ phim cũng được lấy cảm hứng từ trò chơi “squid kaisen” của người Nhật. Ông lập luận: “Sự trùng hợp thật quá lớn”.
Trước khi kết luận các khẳng định của mình, ông Suzuki đã bày tỏ sự thất vọng với những quyển sách giáo khoa tiếng Hàn được sử dụng trong các trường học. Ông đã tham khảo tổng số 133 quyển sách giáo khoa được sử dụng trong hệ thống giáo dục Hàn Quốc và chỉ ra rằng dù tất cả những trò chơi “xuất phát từ Nhật Bản” nhưng không hề có chú thích hay dẫn nguồn nào được đề cập trong những quyển sách giáo khoa ấy.
Bài báo này đã tiếp tục thổi bùng thêm những tranh cãi giữa người hâm mộ. Có thể thấy với những minh chứng rõ ràng trên thì Squid Game rõ ràng là sản phẩm “đạo nhái”, điều này khiến nhiều người tỏ ra khá thất vọng. Tuy nhiên cũng có một số khán giả cũng nhận định các trò trong phim đều khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới.
Đọc đến đây các bạn thấy sao về vấn đề này, hãy cho chúng tôi biết thêm suy nghĩ của các bạn để chúng ta cùng thảo luận nhé!
Cre: Koreaboo, Tổng Hợp
Theo GameK