Game gacha liệu có phải là xấu khi mà các nhà phát hành luôn trấn lột tiền từ túi game thủ bằng những nội dung khá là đơn điệu và nhàm chán?
Với sự phổ biến ngày càng tăng trên toàn thế giới của các trò chơi như Genshin Impact, thể loại game gacha đã luôn trở thành chủ đề bàn tán trung tâm của người hâm mộ trong những năm gần đây. Nhiều người chơi đã lo ngại rằng khi các trò chơi chuyển từ mua một lần sang có các phương pháp tạo thu nhập khác như cách để vượt qua trận chiến, mua sớm nội dung có thể tải xuống, v.v., liệu có hoàn toàn là đúng đắn và khả thi.
Những trò chơi này đã trở nên phổ biến ở Nhật Bản trước khi lan sang các thị trường châu Á khác, nơi chúng vẫn cực kỳ phổ biến như một trong những trò chơi di động thành công nhất. Trong khi các cuộc tranh luận về những game thể loại gacha đã phát triển rất mạnh ở thị trường Châu Á những năm gần đây luôn diễn ra, dù vậy thì lại không nhận được nhiều sự quan tâm ở nhiều quốc gia nói tiếng Anh và phương Tây. Genshin Impact ra đời và đẩy mạnh khái niệm này đi xa hơn và người chơi thường phải tốn rất nhiều chi phí cho nó.
Game thể loại gacha đã xuất hiện rất nhiều trên thị trường, trong đó người chơi sẽ nhận được các vật phẩm ngẫu nhiên bằng cách móc hầu bao của mình để chi cho mọi vật phẩm trong trò chơi. Thường thì sẽ xuất hiện rất nhiều banner từ nhân vật cho đến trang bị vũ khí để người chơi phải tốn kém tài nguyên bỏ ra để quay thứ mà mình thích. Mức độ hiếm của các nhân vật hay vũ khí này thường khác nhau, nhưng thông thường tỷ lệ rơi ra sẽ vô cùng thấp. Nhiều trò chơi cũng sử dụng một hệ thống được gọi là “Pity Pull” để đảm bảo người chơi có thể nhận được ít nhất một trong số các nhân vật hiếm trong banner đó để an ủi người chơi.
Tuy nhiên bấy nhiêu đó thật sự là không thấm vào đâu, bởi vì các nhà phát triển đã rất khôn khéo khi tạo ra những trò chơi này với nhiều phương thức bào mòn túi tiền của game thủ. Đa số là đánh thẳng vào tâm lý của người chơi, lôi kéo bằng những banner nhân vật nữ xinh đẹp, sức mạnh hàng top trong một thời gian ngắn,… Để rồi khi họ không thể chịu được vì muốn có sớm để khoe vui cùng bạn bè, họ buộc phải xài cạn tài nguyên mà mình có và nạp thêm tiền vào và tiếp tục xả tài nguyên đó ra tiếp. Cứ như thế chẳng mấy chốc nhà phát triển sẽ có tiền chảy vào túi mà chẳng cần phải phát triển nội dung liên tục hay tốn kém chi phí marketing cho trò chơi. Họ chỉ làm những điều đó theo từng đợt ra mắt phiên bản mới mà thôi. Nếu so với việc phát triển một tựa game AAA thì cách làm này dễ hốt tiền hơn nhiều đúng không?
Nhìn chung, trò chơi gacha được thiết kế để gây nghiện nhằm thu hút người chơi quay lại nhiều hơn và tiêu tiền của họ một cách không có kế hoạch rõ ràng. Và nhìn nhận theo mặt nào đó thì đây chính là một tín hiệu xấu từ các nhà làm game. Hy vọng rằng họ sẽ thay đổi bằng cách mang lại nhiều nội dung hấp dẫn ra mắt liên tục để đáp ứng những gì mà game thủ của họ bỏ ra.
Theo: Game4v