Game thủ Việt nhớ về tựa game “Liên Minh Mobile” hardcore hơn cả Tốc Chiến và “không trẩu” như Liên Quân

Game thủ Việt nhớ về tựa game “Liên Minh Mobile” hardcore hơn cả Tốc Chiến và “không trẩu” như Liên Quân - Ảnh 1.
Đánh giá post

Đột nhiên, game thủ Việt lại nhớ về tựa game MOBA đầy kỷ niệm đau thương này, sản phẩm từng tự nhận là sẽ không có “trẩu” như Liên Quân.

Nói về AOG – Đấu Trường Vinh Quang thì game thủ Việt sẽ nhớ tới một sản phẩm từng tự nhận là “Liên Minh Mobile” vào thời điểm đầu năm 2019. Không phải bỗng nhiên mà tựa game này dám tự nhận như vậy. AOG sở hữu một bản đồ rộng hơn cả Tốc Chiến bây giờ cùng các yếu tố như cắm mắt tím, last hit chuẩn như LMHT mới có được vàng hay một trận đấu thường kéo dài tới 45 – 50 phút, một con số đủ khiến cho nhiều người cảm thấy… oải.

Game thủ Việt nhớ về tựa game “Liên Minh Mobile” hardcore hơn cả Tốc Chiến và “không trẩu” như Liên Quân - Ảnh 1.

Đó là những tính năng mà cho thấy AOG dám tự nhận là Liên Minh Mobile cũng không hề sai. Thực chất thì với một gameplay hardcore như thế thì đúng là game thủ phổ thông, những người đã quen với gameplay Liên Quân sẽ rất khó để thích nghi và trải nghiệm trong thời gian dài. Nói một cách công bằng thì AOG là một trong số những tựa game MOBA hấp dẫn trên nền tảng di động, chỉ có điều nó không phù hợp với game thủ Việt mà thôi.

Cuối cùng, sau chưa đầy một năm AOG phát hành tại Việt Nam thì tựa game này đã buộc phải tuyên bố đóng chưa, khi tuổi đời chưa bước sang con số một. Đến bây giờ, nhiều game thủ Việt vẫn còn cảm thấy tiếc nuối và tìm kiếm cảm giác “lạ” trong AOG tại các thị trường nước ngoài.

Game thủ Việt nhớ về tựa game “Liên Minh Mobile” hardcore hơn cả Tốc Chiến và “không trẩu” như Liên Quân - Ảnh 2.

Mới đây,  một game thủ cho biết bản thân đang tìm kiếm phiên bản AOG tại thị trường Trung Quốc khi mà Indonesia đã “ra đi” mất rồi. “Cái chết” của AOG là có thể hiểu được khi ngoài lý do không phù hợp với thị trường Việt Nam thì một phần lớn do tựa game này gặp quá nhiều vấn đề trong khâu vận hành. Từ khó tìm trận, giật lag… khiến cho người chơi rơi rụng dần chỉ sau vỏn vẹn có hai tháng. Tới khi NPH bắt tay vào khắc phục thì đã quá muộn để níu kéo người chơi trở lại.

Thêm một yếu tố nữa đó là trải nghiệm AOG đem lại cảm giác mệt mỏi và không thể chơi lâu dài do một trận đấu kéo dài quá lâu, điều không phù hợp với một game di động vốn chỉ nên dùng để giải trí ngắn hạn. Nếu muốn tìm kiếm một sản phẩm MOBA kéo dài tới 45 phút thì có lẽ ngồi trải nghiệm trên PC sẽ tuyệt vời hơn. Như đã nói, AOG không phải là tựa game chán mà chỉ là nó không thực sự phù hợp với người dùng Mobile, ít nhất là tại Việt Nam.   

Theo GameK

Facebook