Indra – Vị thần sấm sét và mưa giông trong văn hóa Ấn Độ

Indra, hay còn được dịch là Đế Thích Thiên hay Ngọc Hoàng, là vị thần sấm sét và mưa giông trong văn hóa Ấn Độ và cũng được coi là vị thần có quyền lực cai quản chư thần, á thần và thiên giới, đương nhiên vẫn ngồi chiếu dưới so với 3 vị Trimuti ( trong thời kỳ đầu của nền văn hóa Veda, Indra được tôn sùng là vị thần tối cao cho đến cuối thời kỳ này mới phải nhường vị trí số 1 cho các thần Brahma, Vishnu, Shiva).
Tương truyền, Indra là con của trời và đất. Khi đẻ ra, nhờ uống một loại rượu thần mà thân thể Indra cao lớn, sức mạnh khủng khiếp khiến bố mẹ cũng phải sợ hãi mà chạy về 2 hướng khác nhau, thế là từ đó trời với đất mới cách xa nhau như bây giờ.
Thần Indra có 4 tay: tay cầm tia chớp, tay cầm vỏ ốc, tay cầm cung tên, tay cầm móc câu, mắt mọc trên khắp người, vì vậy còn được gọi là Thiên Nhãn Thần. Trông tạo hình oai phong lẫm liệt, quả nhiên có thể coi là chiến binh mạnh nhất Thiên giới, thống lĩnh chư thần (Devas) chống lại quỷ dữ. Thú cưỡi của Indra là con voi trắng 4 ngà – vua của loài voi. Thần Indra được cho là vị thần bảo hộ cho phương Đông.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *