Lễ hội thất tịch và truyền thuyết tanabata ở Nhật Bản

Đánh giá post

Nếu từng xem qua một vài bộ phim truyền hình tình cảm Nhật Bản, chắc chắn bạn không xa lạ với lễ hội Tanabata, ngày mà các đôi yêu nhau xúng xính trong trang phục truyền thống rồi cùng ngắm pháo hoa với mong ước được bên nhau trọn đời. Đó chính là một phần của lễ hội thất tịch ở Nhật mà hầu như cũng không thể thiếu ở các nước châu Á khác.

Lễ hội thất tịch và truyền thuyết tanabata ở Nhật Bản

Nhật Bản nổi tiếng với nhiều lễ hội truyền thống cho thấy nền văn hóa lâu đời và phong phú của đất nước mặt trời mọc, một trong đó là lễ hội Tanabata (Thất Tịch), hay còn gọi là Lễ hội Sao. Tại Nhật, lễ hội này không được tổ chức cố định vào một ngày nhất định trong năm mà thường bắt đầu từ ngày 07/07 tới cuối tháng 08, tùy thuộc vào từng khu vực.

Lễ hội thất tịch và truyền thuyết tanabata ở Nhật Bản
Vậy câu chuyện đằng sau Lễ hội Tanabata là gì?

  • Truyền thuyết về Tanabata


Lễ hội thất tịch và truyền thuyết tanabata ở Nhật Bản

Lễ hội Tanabata kỷ niệm cuộc hội ngộ của hai vị thần Orihime và Hikoboshi (đại diện cho chòm sao Chức Nữ và chòm sao Ngưu Lang). Orihime và Hikoboshi là hai người bạn, cũng đồng thời là người yêu nhưng họ chỉ được được phép gặp nhau một lần mỗi năm. Câu chuyện của họ bắt đầu khi Orihime được giao cho nhiệm vụ trang trí bầu trời với những dải lụa dệt mà con người vẫn gọi đó là mây. Do quá tận tâm với công việc, Orihime ngã bệnh. Cha của nàng là Ngọc Hoàng, đã để nàng nghỉ ngơi và cho phép nàng làm bất kỳ việc gì nàng muốn. Do đó, Orihime đã tới dạo chơi ở sông Thiên Thượng. Ở đó, nàng gặp được Hikoboshi, một chàng trai chăn bò. Khi họ gặp nhau tại cây cầu duy nhất bắc qua sông, Orihime đã nhận lời mời của Hikoboshi cùng đi dạo qua dòng sông và khám phá những điều mới lạ.

Tận hưởng thời gian của mình với Hikoboshi, nàng quên về nhà, khiến cha cô lo lắng. Cha nàng cử những con chim ác (quạ) đến nói với con gái về nhà. Orihime không đồng ý và kết quả là Ngọc Hoàng trở nên giận dữ. Ngài bắt nàng về nhà và phá hủy cây cầu duy nhất trên sông Ngân Hà. Sau đó, Ngọc Hoàng cấm Orihime và Hikoboshi gặp lại nhau.

Thất vọng với những gì đã xảy ra, Orihime đã xin phép cha mình liệu cả hai có thể có một thỏa thuận. Bị ảnh hưởng bởi sự cô đơn của con gái mình, cha nàng sau đó đã đồng ý cho họ gặp nhau nếu nàng chăm chỉ dệt vải trong cả một năm. Cuối cùng, Orihime và Hikoboshi chỉ có thể gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày thứ 7 của tháng thứ 7 với điều kiện Orihime dệt vải chăm chỉ.

Phong tục truyền thống ở Nhật Bản

Lễ hội thất tịch và truyền thuyết tanabata ở Nhật Bản

Người dân Nhật Bản ăn mừng lễ hội này bằng cách viết lời chúc trên những mảnh giấy nhỏ sau đó treo chúng trên cành tre. Các cành tre sẽ được đặt trên sông hoặc bị đốt cháy sau lễ hội.
  • Cầu duyên vào dịp Tanabata ở Tokyo Daijingu

Vì nhiều lý do, khá nhiều người Nhật thường có xu hướng sống độc thân cho đến khi họ nghĩ đến chuyện hôn nhân. Một số thì ưu tiên việc tạo dựng cuộc sống ổn định vững vàng, hoặc báo hiếu cho cha mẹ, hoặc có thể đơn giản chỉ là làm những điều mà họ mong muốn trong đời trước khi thành gia lập thất. Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả những người độc thân đều muốn tránh né chuyện hẹn hò và với một số thì chỉ là do không có cơ hội vì thời khóa biểu quá bận rộn.

Nếu bạn là một trong số họ, đừng lo! Có thể tất cả những gì bạn cần để tìm được người bạn đời là một lời cầu nguyện và có một nơi như thế dành cho bạn!

Lễ hội thất tịch và truyền thuyết tanabata ở Nhật Bản

Lễ hội Tanabata ở Kyoto

Được thành lập vào năm 1880, Tokyo Daijingu tôn vinh các vị thần của Ise Jingu và là nơi trú ngụ của nữ thần mặt trời Amaterasu Mikami và Toyouke no Okami. Họ được xem là hai vị thần trông coi việc mai mối, điều này đã giúp cho ngôi đền trở thành một trong nơi nổi tiếng nhất cho những ai muốn tìm kiếm lời chỉ bảo về các vấn đề liên quan đến tình yêu. Tokyo Daijingu cũng là một ngôi đền nổi tiếng với khả năng đảm bảo một cuộc hôn nhân thành công và đây cũng là nơi lập ra lễ cưới Shinto.

Nghi lễ Tanabata Kigansai là một phần trong dịp lễ Tanabata. Từ ngày 01/06 đến 07/07 hàng năm, du khách đến đền thờ có thể mua Orihime Tanzaku cho các cô gái và Hikoboshi Tanzaku cho các bé trai với giá 300 yên mỗi người.

Lễ hội thất tịch và truyền thuyết tanabata ở Nhật Bản

Orihime Tanzaku và Hikoboshi Tanzaku


Theo phong tục, người ta viết những điều mong ước của họ trên dải giấy, sau đó các dải giấy được treo lên một cây tre và trưng trong thời gian một tuần. Vào đúng ngày lễ Tanabata, 07/07, những dải giấy trang hoàng cây tre sẽ được thắp sáng cho đến 9 giờ tối và du khách sẽ trải nghiệm và thưởng thức một vẻ đẹp mới lạ so với thường ngày của ngôi đền.

Lễ hội thất tịch và truyền thuyết tanabata ở Nhật Bản

Ngôi đền được treo đầy các dải giấy điều ước


Có thể ngày Valetine đã trôi qua từ lâu, nhưng điều đó không có nghĩa là Thần Tình yêu không thể làm công việc của mình một lần nữa. Vào dịp này, Orihime và Hikoboshi có thể lại đảm nhận vai trò của Thần Tình yêu! Nếu bạn cảm thấy muốn thử cầu ước tìm được người thương trong dịp Tanabata, nhất định hãy đến thăm Tokyo Daijingu!
~DinhMio~


Theo TinAnime

Facebook