Người vợ miền Bắc của Hapi là một con rắn, thì miền Nam là một con kền kền. Nói sao chứ, ông này vô phúc hay sao mà lấy phải “một con rắn” và “một con kền kền”, sinh vật sẵn sàng lao vào “cắn xé” nếu có máu ghen như Hera (May thay vợ cả vợ thứ rất hòa thuận với nhau). Khu vực tôn thờ nữ thần là Nekheb.
Nữ thần xuất hiện trong dạng con kền kền hoặc nửa người nửa chim, sống chủ yếu ở Thượng Ai Cập (Buto sống ở Hạ Ai Cập). Cùng với Seth, Nekhebet nắm một phần cai quản miền Nam. Nhưng vụ “bê bối” của Seth khiến thần thất sủng, Nekhebet nổi bật hơn hẳn, dần dần nắm toàn quyền.
Nekhebet và Buto tạo ra một Ai Cập thống nhất. Buto bảo vệ Pharaoh bằng biểu tượng con rắn, thì Nekhebet – với đôi cánh, biểu tượng của tình mẫu tử bao la, sự bảo vệ của người thân giống như đôi cánh của Isis.
Trên đầu nữ thần đội vương miện màu trắng, tay cầm bông hoa sen với con rắn quấn quanh. Nekhebet là mắt phải của thần Ra.