BASTET

Đánh giá post

BASTET

Vào Triều đại thứ Hai (Năm 2890 TCN), Nữ thần đầu mèo và bảo hộ cho loài mèo Bastet bắt đầu được thờ cúng rộng rãi. Ở vùng Hạ Ai Cập thuộc đồng bằng sông Nile, Bastet được thờ như một chiến thần. Sau mở rộng ra, sáp nhập với nền văn hóa Ai Cập Cổ Đại. Bastet là nữ thần của hôn nhân, hạnh phúc gia đình, tình yêu, bảo hộ cho loài mèo, âm nhạc, niềm vui, khiêu vũ, bảo hộ và của dầu sử dụng trong ướp xác. Trong thần thoại Hy Lạp, Bastet được biết tới dưới cái tên Ailuros. Nữ thần Sekhmet – chiến thần với con báo hoa thuộc Thượng Ai Cập sau được đồng nhất với Bastet – chiến thần với con mèo.

Bastet là con của thần Ra. Vào năm 1000 TCN, Bastet bắt đầu được mô tả với đầu của một con sư tử cái chứ không phải một con mèo thuần. Trung tâm thờ cúng nữ thần nằm ở Bubastis, Ai Cập. Trong hình dáng con mèo, Bastet kết nối sức mạnh mình với con trai là Khonsu. Còn trong dạng con sư tử cái, Bastet kết nối sức mạnh với cha là Ra.

Ngoài ra, Bastet còn là nữ thần của lửa và sản phụ. Theo một huyền thoại, Bastet là “Linh hồn của Isis”. Và nàng còn có một danh hiệu khác, “Tiểu thư phương Đông”, đối lập là Sekhmet – “Tiểu thư phương Tây”.

Mèo thuần thì cũng là chiến thần. Bastet sở hữu hai tính cách: Hiền lành – khi là nữ thần của sản phụ, tình yêu – và thiện chiến – khi là chiến thần. Mèo sẵn sàng xù lông và giơ vuốt với bất cứ ai, đặc biệt là kẻ thù. Bản chất hung hăng, độc ác của nàng thể hiện khi nàng ra trận, chiến đấu bảo vệ Pharaoh.

BASTET

Bastet được nghi ngờ là mẹ của Nefertum – nữ thần mùi hương.

Loài mèo là đại diện của nàng, nên các thầy tế đặt tượng hình con mèo trong hoặc trước cổng đền thờ, bên cạnh ngai vàng, bàn thờ… để thể hiện lòng tôn kính, sủng ái và cầu mong nữ thần bảo vệ.

Có không ít lần Bastet được đồng điệu hóa với Artemis, song ta sẽ thấy nhiều điểm bất cập. Bastet là nữ thần của tình yêu, tình dục và khoái cảm, vui thú còn Artemis là nữ thần săn bắn và trinh tiết. Và Bastet không có anh em song sinh, Artemis thì có Apollo.

Facebook