Người Nhật cần đến cả giáo viên để dạy… rơi nước mắt

Đánh giá post

Theo nhiều chuyên gia, khóc là hành động giúp giải tỏa căng thẳng. Ngày nhỏ, chúng ta dễ khóc khi gặp đau đớn về thể chất hoặc tinh thần. Nhưng khi lớn lên, xã hội xem việc khóc lại là hành động “yếu đuối, mít ướt”, nhất là ở một xã hội phát triển và đầy áp lực như Nhật Bản.

Che giấu nỗi buồn và sự tức giận là một đặc trưng của văn hóa Nhật Bản, thế nên những người Nhật trưởng thành thường rất ít khóc, nhưng lại chất chứa nhiều tâm sự và bị stress nặng nề.

Người Nhật cần đến cả giáo viên để dạy... rơi nước mắt

Trước tình trạng này, nhiều trường học và công ty tại Nhật Bản đã khuyến khích học sinh và nhân viên của mình khóc để giải tỏa stress và cải thiện sức khỏe tinh thần. Theo giáo sự Junko Umihara tại trường Y Dược Nippon: “Khóc là hành động tự vệ khi stress bị chồng chất.”

Người Nhật cần đến cả giáo viên để dạy... rơi nước mắt

Trong vòng 5 năm rưỡi qua, cựu thầy giáo cao trung Hidefumi Yoshida, 43 tuổi đã tự nhận mình là “thầy giáo nước mắt” (namida sensei). Ông đã tổ chức nhiều hoạt động và bài phát biểu tại các trường học và công ty trên khắp nước Nhật để giúp mọi người nhận ra lợi ích của việc khóc. Ông Yoshida đã nói rằng: “Khóc là hành động giải tỏa stress còn hiệu quả hơn cả cười và ngủ nữa.”

Người Nhật cần đến cả giáo viên để dạy... rơi nước mắt

Từ khi bắt đầu chương trình này vào năm 2014, “thầy giáo nước mắt” Yoshida đã nhận được nhiều lời mời để “dạy” người ta khóc. Theo ông Yoshida, xem phim cảm động, nghe nhạc giàu cảm xúc, đọc một quyển sách hay để khiến mình rơi lệ là một việc rất tốt. Ông cho biết: “Nếu bạn có thể khóc một tuần một lần, cuộc sống của bạn sẽ không bị stress nữa.”

Người Nhật cần đến cả giáo viên để dạy... rơi nước mắt

Sau khi nghe bài diễn thuyết của Yoshida tại trường cao trung tư thục Osaka, nhiều học sinh đã để lại cảm nghĩ của mình.

Ryohei Tsuda, 17 tuổi, nói rằng: “Mình nghĩ rằng mình sẽ không kiềm chế bản thân mỗi khi mình muốn khóc nữa.”

Naito Sugimoto, 17 tuổi: “Thật tốt khi có thể khóc để xả stress.”

Nguồn: The Japan Times

Tổng hợp: Anilezah

Theo TinAnime

Facebook