Otaku là gì? khác với Hikikomori va Neet ở những điểm nào?

Katsuragi Keima là một ví dụ về Otaku

Otaku là gì? Đây là câu hỏi mà các bạn đã mơ hồ nhận ra được đáp án, nhưng… những đáp án đó có thể hoàn toàn chưa chính xác. Đối với nhiều người, otaku có thể đơn giản chỉ là những người thích xem anime hay đọc manga. Điều đó đúng nhưng vẫn chưa đủ, về mặt khái niệm thì ý nghĩa của nó vẫn còn hạn chế. Vậy chính xác thì otaku là gì, tại sao những người thích đọc manga hay anime lại được gọi là otaku. Thông qua việc xem anime hay đọc manga, bạn có thể nắm được đại khái thế nào là otaku, nhưng hiểu biết đó liệu có hoàn toàn chính xác. Cùng chuuniotaku.com tham khảo một ví dụ đơn giản về hình ảnh của một otaku và đi tìm định nghĩa Otaku là gì? khác với Hikikomori và Neet ở những điểm nào? nhé.

1. OTAKU LÀ GÌ?

1.1. Ví dụ về một Otaku

Một người bình thường, suốt ngày im lặng, luôn sống một cuộc sống tách biệt và gần như không hề tiếp xúc với bất cứ ai. Nhưng khi gặp được một ai đó vô tình nhắc đến một cái tên nhân vật trong manga hay anime, giống như có một công tắc được kích hoạt, người đó sẽ huyên thuyên không ngừng về nhân vật đó để chứng tỏ hiểu biết của mình, sau đó bắt đầu kể mọi thứ về bộ anime hay manga đó, câu chuyện còn có thể lấn sang các bộ anime hay manga khác… Đó là một nhân vật otaku điển hình mà bạn đã gặp khá nhiều trong các bộ manga hay anime.

Katsuragi Keima là một ví dụ về Otaku

Nhưng nếu bạn đã từng xem bộ kami nomi zo shiru sekai, bạn có thể thấy nhân vật chính trong bộ này, Katsuragi Keima là một người nghiện game, cậu không xem bất cứ bộ anime hay manga nào, nhưng cậu lại bị bạn bè cùng lớp của mình gọi là otaku. Cậu còn được đặt cho một cái biệt danh là otagame, biệt danh này được ghép từ chữ otaku và game lại với nhau như để thể hiện rằng, danh hiệu otaku mà cậu nhận được là do chơi game mà ra. Điều đó có thể chứng tỏ rằng, biệt danh otaku hoàn toàn không bị ràng buộc chỉ bởi sở thích manga hay anime mà còn có cả game nữa. Điều này thậm chí vẫn đúng đối với những người có sở thích đọc sách nữa, những người mà ta hay gọi là mọt sách vẫn có thể được gọi là otaku. Mặc dù sở thích khác nhau nhưng những người đó đều có một điểm chung, hầu hết bọn họ đều bị những người xung quanh kỳ thị và tẩy chay. Lý do là ngoài việc họ có sở thích quái dị và đi ngược với đám đông, lối sống của họ khá là tách biệt vì không thể tìm được những người cùng chung sở thích với mình, tiêu cực hơn thì còn có người không thể hòa nhập được với xã hội.

1.2. Định nghĩa Otaku là gì?

Tại các quốc gia khác, khái niệm otaku đã được thu hẹp lại, từ ngữ đó giờ chỉ để ám chỉ những người có sở thích manga, anime hay những thứ có liên quan khác, đồng thời, họ còn xem biệt danh đó như là một danh hiệu đáng để tự hào. Vậy thì, nếu bạn có sở thích là anime và manga, liệu bạn có thực sự được gọi là otaku? Có người cho rằng, phải xem nhiều anime mới được gọi là otaku, nhiều người còn tự đặt ra mốc phải xem bao nhiêu bộ anime mới được gọi là otaku. Những người có suy nghĩ như vậy thì vẫn chưa thật sự hiểu được otaku là gì. Nếu bạn nói rằng mình có sở thích là manga hay anime thì chừng đó vẫn chưa đủ để khiến bạn trở thành một otaku. Đối với otaku, manga hay anime nói riêng không phải chỉ là sở thích mà còn là một phần cuộc sống của họ, cuộc sống của họ không thể thiếu được những thứ đó, không quan trọng là họ đã xem được bao nhiêu, nhưng họ có thể làm tất cả mọi thứ để thỏa mãn sở thích của mình.

Otaku là gì

Chốt lại một điều rằng, otaku là những người cuồng một thứ gì đó đến mức không quan tâm đến mọi thứ xung quanh, không chỉ riêng ở manga hay anime. Sở thích của họ thường quái dị và đi ngược với với đám đông, do rất khó để tìm một người có thể cùng chia sẻ sở thích với nhau nên lối sống của họ khá tách biệt, và họ có thể làm bất cứ điều gì để có thể thỏa mãn sở thích của mình.

2. ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA OTAKU VỚI HIKIKOMORI VÀ NEET

Tại Việt Nam, nhiều người vì muốn chứng tỏ tầm hiểu biết của mình về otaku, họ luôn phủ nhận rằng mình không phải là otaku và tự nhận rằng mình chỉ là fan anime. Đồng thời, họ còn khinh thường những người tự nhận mình là otaku, và gọi những người đó là wibu như một cách để khinh bỉ. Vậy thứ được gọi là fan anime với otaku liệu có thực sự khác nhau!?

Nếu bạn chưa biết về wibu thì có thể tìm hiểu qua bài viết: wibu là gì?

Có trường hợp, nhiều người nhầm lẫn otaku với hikikomorineet. Vậy hikikomori và neet là gì, và khác otaku ở điểm nào?

Hikikomori là gì?
Hikikomori là một thuật ngữ dùng để chỉ một người bị hội chứng mất khả năng giao tiếp với xã hội

2.1. Hikikomori và Neet là gì?

2.1.1. Hikikomori là gì?

Hikikomori là một thuật ngữ dùng để chỉ một người bị hội chứng mất khả năng giao tiếp với xã hội. Với điều đó, họ thường không thể làm được bất cứ điều gì và thường tự cô lập mình với xã hội. Biểu hiện của một hikikomori là họ thường tự nhốt mình trong phòng và gần như không bao giờ bước chân ra ngoài.

2.1.2. Neet là gì?

– Còn Neet là một thuật ngữ để chỉ những kẻ vô công rồi nghề, không học hành, không việc làm. Họ chính là những thành phần ăn bám gia đình là chủ yếu. Tuy nhiên, không giống với hikikomori, neet vẫn có thể giao tiếp với xã hội và có đủ khả năng để làm việc bình thường. Ngoài ra, neet hầu hết đều là những người mà gia đình có điều kiện, họ luôn có một cuộc sống vô tư và gần như không phải lo nghĩ bất cứ điều gì.

Neet là gì?
Cuốc sống về đếm của Neet

Đa số các hikikomorineet trong các bộ manga và anime đều là otaku, nên cũng không có gì lạ khi nhiều người đã hiểu lầm rằng otaku cũng chính là hikikomori và neet.

2.2. Otaku tốt hay xấu?

Vậy otaku tốt hay xấu? Những otaku hầu hết đều có thể kiểm soát được bản thân và có thể tham gia các hoạt động xã hội bình thường. Sở thích không thể ảnh hưởng đến các công việc hằng ngày của họ. Các otaku vẫn làm các hoạt động thường ngày của họ như đi học, đi làm như một người bình thường. Không những thế, các otaku còn có thể theo đuổi nghề nghiệp phù hợp với sở thích của mình như mangaka, lập trình game…

Otaku tốt hay xấu

Cho dù lập dị, nhưng nếu có sở thích, cuộc sống của bạn sẽ trở nên thú vị hơn và đồng thời, bạn còn có thể định hướng cho mình một mục tiêu để theo đuổi. Đối với một người có sở thích manga và anime, bạn không nên phân biệt người người có cùng sở thích như bạn có phải là otaku hay không. Là một otaku, điều bạn nên làm tìm cho mình một người bạn mà mình có thể cùng chia sẻ sở thích quái dị của bản thân.

Mong rằng qua bài viết Otaku là gì? khác với Hikikomori và Neet ở những điểm nào? có thể giúp giải đáp những thắc mắc và mang đến thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc.

Từ khóa:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *