Dragon Ball là thương hiệu hiếm hoi bị “vắt sữa” liên tục dù đã tuyên bố kết thúc rất lâu về trước nhưng vẫn nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các fan.
Trước thông tin các dự án lớn của Dragon Ball sẽ tiếp tục trong năm 2023 và 2024, chúng ta hãy cùng lý giải xem tại sao tác phẩm này vẫn sẽ tiếp tục bị vắt sữa và sẽ còn nhiều series khác của thương hiệu đình đám này được phát hành trong tương lai?
Nội dung
- 1. 1. Kiếm ra nhiều tiền
- 2. 2. Cộng đồng mạnh mẽ
- 3. 3. Nổi tiếng và có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới
- 4. 4. Tiềm năng của tác phẩm này là vô hạn
- 5. 5. Tính thương hiệu và sản phẩm ăn theo
- 6. 6. Fan vẫn chưa thấy chán
- 7. 7. Là tác phẩm truyền cảm hứng
1. Kiếm ra nhiều tiền
Đây là yếu tố tiên quyết và chắc chắn cũng là yếu tố quan trọng nhất để các nhà sản xuất bật đèn xanh cho những phần hậu truyện. Toei Animation hiện đang là Studio chủ quản của Dragon Ball trong suốt gần 40 năm qua và tác phẩm này luôn là cỗ máy kiếm tiền bậc nhất của họ. One Piece cũng chỉ chịu đứng thứ 2 mà thôi.
2. Cộng đồng mạnh mẽ
Kéo dài từ năm 1984 cho đến 2022, đủ để cho thấy Dragon Ball kéo rất nhiều lứa tuổi vào đội ngũ Fan hùng hậu của mình. Quãng thời gian 36 năm cũng đủ để tạo ra ít nhất 3 thế hệ để theo chân Dragon Ball. Sẽ chẳng có gì lạ khi một ông bố hay bà mẹ 3x, 4x, 5x,… nào đó trên thế giới này cuồng nhiệt trước những hành trình mới Goku và những người bạn.
Nhiều người nổi tiếng và có sức ảnh hưởng trên thế giới: Jackie Chan, Leonardo Di Caprio, Samuel L Jackson,… đặc biệt là giới Rapper rất ưa thích tác phẩm này.
3. Nổi tiếng và có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới
Nhiều tác phẩm chỉ nổi tiếng ở Nhật Bản, nhưng không có sức bật trên thế giới và ngược lại. Dragon Ball thì khác, đến một quốc gia khó tính như Trung Quốc còn luôn có sự kiện thường niên cho Goku và đồng bọn.
Bản thân tác phẩm này cũng là sự pha trộn của văn hóa Đông Tây (theo BBC), từ những ngõ ngách ổ chuột ở Brazil cho đến những tòa cao ốc ở New York hay những đất nước điều kiện phát triển còn thấp như châu Phi đều có thể tìm thấy dấu răng của Dragon Ball.
Giống như nhiều tác phẩm Shonen nổi tiếng khác như Naruto, One Piece hay Bleach. Dragon Ball sản xuất những siêu anh hùng, những thần tượng mà mọi chủng tộc đều có thể liên hệ đến bản thân họ. Không cần phải thay đổi bất cứ điều gì (màu da, tuổi tác, giới tính, tôn giáo,…) để có thể trở thành một nguồn cảm hứng vượt qua mọi định kiến hay rào cản. Đó là cái tuyệt vời nhất của Dragon Ball.
4. Tiềm năng của tác phẩm này là vô hạn
Plot của câu chuyện đã quá quen thuộc với nhiều người rồi nên sẽ chẳng còn gì mới về điều đó nhưng những dạng biến hình mới, những đối thủ mới là vô hạn. Việc Akira mở rộng thế giới Dragon Ball ra tới 18 vũ trụ đủ để cho thấy còn rất nhiều thứ khác mà tác giả chưa đề cập đến. Thật ra nếu tác giả muốn thì có thể khai thác về Dragon Ball rất lâu nữa với motip: Goku mạnh lên -> Gặp kẻ thù mới mạnh hơn -> Goku tập luyện -> Goku mạnh lên. Rồi đến khi nào không nghĩ ra được nhân vật nào bá hơn nữa thì tác giả cứ sử dụng các “biện pháp” như xóa ký ức hay làm cho nhân vật chính đánh mất sức mạnh rồi tìm lại, thế là lại có thể tiếp tục sáng tác.
5. Tính thương hiệu và sản phẩm ăn theo
Kamekameha là một trong những từ khóa nổi bật nhất tại Mỹ thập niên 90, 2000. Hình ảnh Goku gào thét biến hình còn quan trọng việc của bầu cử Tổng thống ở khu vực Trung, Nam Mỹ. “Dragon Ball” là Manga “buộc” phải đọc qua trước khi theo đuổi nghiệp Mangaka ở Nhật Bản.
Hàng chục tựa Game, Movie cùng các sản phẩm ăn theo vẫn hàng năm ra mắt từ năm 1990 và không có dấu hiệu dừng lại. Fan chẳng cần đợi tác giả Akira viết tiếp câu chuyện bởi chính họ đã tự tạo ra phiên bản của riêng họ rồi. Từ khóa “Dragon Ball + một từ gì đó” đã quá quen thuộc với với Fan.
Nhật Bản còn có hẳn một ngày gọi là “Goku Day” và được công nhận chính thức trên cả nước. Goku cũng là một trong những đại sứ cho Olympic 2020.
6. Fan vẫn chưa thấy chán
Movie “Dragon Ball Heroes: Super Hero” là ví dụ điển hình nhất của điều này. Movie này không kèn không trống, kinh phí dành cho quảng cáo dường như là 0. Bị coi là tác phẩm ít được quan tâm nhất cùng 2 nhân vật chính Goku và Vegeta ít xuất hiện, Scandal Hack dữ liệu và Delay 4 tháng ra mắt cũng nhiều vấn đề khác nhưng doanh thu toàn cầu vẫn gần 100 triệu Đô la Mỹ. Điều mà hiếm Anime nào có thể dám mơ đến.
7. Là tác phẩm truyền cảm hứng
Dragon Ball là là tác phẩm đã định nghĩa và truyền cảm hứng mạnh mẽ nhất cho thể loại Shonen hiện đại. Eiichiro Oda (One Piece), Masashi Kishimoto (Naruto), Yoshihiro Togashi (Hunter x Hunter) cùng nhiều tác giả Shonen đều cho biết tác phẩm của họ được truyền cảm hứng nhiều từ Dragon Ball.
Tựu chung lại thì ngày nào còn được các fan ủng hộ thì Dragon Ball vẫn sẽ được các nhà sản xuất “vắt sữa” đều đều.
>>> Xem Thêm: Minato có khả năng sẽ trở thành nhân vật chính trong manga mới của Kishimoto Masashi
>>> Hóng các tin tức mới nhất về phim/truyện tại đây.
Theo: Game4v