KeSPA vừa đưa ra tiêu chí tuyển chọn tuyển thủ cho Esports Hàn tại Asiad 2022 và có thể các sao trẻ T1 sẽ gặp khó.
Trong những ngày này, khi LCK Mùa Xuân 2022 đã kết thúc và slot dự MSI 2022 cũng đã có chủ, một trong những vấn đề được cộng đồng LMHT xứ Hàn nói riêng và làng LMHT nói chung rất quan tâm chính là cái tên nào sẽ được chọn cho đội hình tuyển Hàn Quốc dự Asian Games 2022 sắp tới. Có rất nhiều ý kiến cho rằng, với việc T1 đang thể hiện phong độ hủy diệt tại giải quốc nội, nên là T1 cộng thêm Canyon – người đi rừng của DWG KIA là đã đủ cho 1 đội Hàn Quốc hoàn hảo.
Một trong những điều rất được cộng đồng LMHT quan tâm hiện tại là thành phần đội Hàn Quốc dự Asian Games 2022
Và mới đây, truyền thông Hàn đưa tin KeSPA đã đưa ra 8 tiêu chí để tuyển chọn tuyển thủ cho đội hình các đội Esports Hàn tại Asiad sắp tới. 8 tiêu chí này gồm:
1. Kỹ năng chơi game/năng lực khi thi đấu.
2. Đóng góp cho đội.
3. Tiềm năng, triển vọng phát triển.
4. Kinh nghiệm tại các giải quốc tế.
5. Có ý thức trách nhiệm với đất nước.
6. Thông số cá nhân trong 3 tháng đến 1 mùa giải gần đây.
7. Mức rank (ở đây là rank Hàn).
8. Có đóng góp cho Esports Hàn Quốc.
8 tiêu chí được truyền thông Hàn đưa tin là để chọn tuyển thủ cho đội Hàn Quốc
Trên thực tế, bên cạnh những tiêu chí như kỹ năng chơi game, thi đấu hay đóng góp cho đội, thông số cá nhân, rank… thì có những tiêu chí có thể gây khó cho dàn sao trẻ T1. Đầu tiên là Zeus. Đường Trên của T1 có thể sẽ “out” ở tiêu chí “Kinh nghiệm thi đấu quốc tế”. Sao trẻ T1 chỉ mới có mùa giải đầu tiên đánh chính tại đấu trường quốc nội. Còn kinh nghiệm tại các giải quốc tế của Zeus là 1 con số 0 tròn trĩnh.
Zeus là tuyển thủ đầu tiên của T1 không đáp ứng nhiều tiêu chí tuyển chọn
Kế đến, 2 cái tên là Oner và Gumayusi sẽ có thể “bật bãi” ở tiêu chí “Có đóng góp cho Esports Hàn Quốc”. Bởi lẽ, việc đóng góp cho Esports Hàn Quốc là khái niệm khá trừu tượng. Oner chỉ mới có mùa đầu tiên được đánh chính tại LCK dù rằng anh đã debut ở CKTG 2021. Trong khi đó, Gumayusi cũng chỉ thực sự ổn định nhất ở Mùa Xuân này. Còn nhớ, anh đã bị Teddy “đưa” lên băng ghế dự bị gần suốt cả Mùa Hè 2021, và chỉ trở lại từ trận chung kết với DK.
Ngoài ra, cả Gumayusi và Oner đều chỉ có lần đầu tham dự 1 giải quốc tế (CKTG 2021). So với những cái tên cùng đang cạnh tranh vị trí với họ như Canyon hay Ruler, Oner và Gumayusi chắc chắn đã thua ở 2 tiêu chí này.
Oner và Gumayusi có thể gặp khó ở tiêu chí “Đóng góp cho Esports Hàn Quốc” và kể cả là ở tiêu chí “Kinh nghiệm thi đấu quốc tế”
Xét 1 cách khắt khe hơn, kể cả Keria cũng gặp nguy hiểm ở tiêu chí “Đóng góp cho Esports Hàn Quốc”, bởi lẽ Keria hiện tại vẫn chưa có danh hiệu nào, trừ LCK Mùa Xuân 2022 mới đây. Tuy vậy, khả năng này rất thấp. Bởi lẽ, Keria cũng đã thi đấu một thời gian dài ở LCK, từ DRX cho đến T1 hiện tại. Và anh cũng là 1 Hỗ Trợ có thể nói là khiến cộng đồng LMHT toàn thế giới phải nể phục, vì phong cách thi đấu sáng tạo cũng như là khả năng xoay chuyển cục diện trận đấu.
Keria cũng gặp khó nhưng vẫn sáng cửa hơn các đồng đội khác
Trong cả đội T1, người hội tụ đầy đủ cả 8 tiêu chí trên chỉ có mỗi mình Faker, rộng hơn thì có thể tính đến Keria. Còn lại, cả 3 vị trí kia đều ít nhiều để lại những lấn cấn. Tuy vậy, mọi sự vẫn sẽ chỉ là những đồn đoán, tranh cãi của cộng đồng LMHT. Và danh sách cuối cùng sẽ chỉ có trong vài ngày tới, khi đã được KeSPA cân nhắc cẩn thận.
Chỉ mỗi Faker đáp ứng cả 8 tiêu chí
https://gamek.vn/truyen-thong-han-dua-tin-ve-tieu-chi-chon-doi-hinh-cho-asiad-2022-dan-sao-tre-t1-co-the-gap-kho-20220412182159426.chn
Theo GameK