Những tác phẩm của Hollywood thì luôn sở mức mức kinh phí đầu tư cao ngất ngưởng, và sau đây là top 10 bộ phim ngốn nhiều “tiền của” nhất của các nhà sản xuất.
Pirates of the Caribbean: On Stranger Tides (2011)
Kinh phí: 379 triệu USD
Kinh phí điều chỉnh theo lạm phát: 450 triệu USD
Doanh thu phòng vé: 1,046 tỷ USD
Doanh thu phòng vé điều chỉnh theo lạm phát: 1,243 tỷ USD
Pirates of the Caribbean: On Stranger Tides (2011) là tác phẩm điện ảnh đắt giá nhất mọi thời đại. Đầu tiên, bộ phim sử dụng hệ thống máy quay 3D rất đắt tiền. Thứ hai, phần lớn bối cảnh trong phim đều ở ngoài biển, nơi rất tốn kém để ghi hình. Hãng Disney sẵn sàng chi đậm như vậy vì những thành công trước đó của dòng phim về cướp biển này.
Avengers: Age of Ultron (2015)
Kinh phí: 365 triệu USD
Kinh phí điều chỉnh theo lạm phát: 405 triệu USD
Doanh thu phòng vé: 1,403 tỷ USD
Doanh thu phòng vé điều chỉnh theo lạm phát: 1,556 tỷ USD
Có nhiều nguồn thông tin trái ngược về kinh phí thật của Avengers: Age of Ultron (2015). Một vài nguồn cho rằng bộ phim tốn khoảng 250 triệu USD để hoàn thành, nhưng tạp chí Forbes đã đưa ra báo cáo chứng minh rằng kinh phí của nó là hơn 400 triệu USD (đã điều chỉnh theo lạm phát).
Avengers: Endgame (2019)
Kinh phí: 350 triệu USD
Kinh phí điều chỉnh theo lạm phát: 363 triệu USD
Doanh thu phòng vé: 2,798 tỷ USD
Doanh thu phòng vé điều chỉnh theo lạm phát: 2,9 tỷ USD
Avengers: Endgame (2019) ngốn của Disney 350 triệu USD để hoàn thành. Tuy nhiên, 75 triệu USD trong số tiền đó là dành cho diễn viên Robert Downey Jr. , người đã xuất sắc tận dụng sự nổi tiếng của mình để thương thảo với nhà sản xuất về số tiền họ phải trả cho anh. Phải biết rằng khi Robert chỉ nhận được 500 ngàn USD khi anh tham gia phim Iron Man (2008).
Avengers: Infinity War (2018)
Kinh phí: 325 triệu USD
Kinh phí điều chỉnh theo lạm phát: 343 triệu USD
Doanh thu phòng vé: 2,048 tỷ USD
Doanh thu phòng vé điều chỉnh theo lạm phát: 2,164 tỷ USD
Avengers: Infinity War (2018) là tác phẩm tập hợp tất cả các ngôi sao từ những bộ phim bom tấn khác của Marvel Studio nên riêng chi phí dành cho diễn viên đã rất khổng lồ. Tại thời điểm đó, nó là điểm kết nối của tất cả các bộ phim trước đó của Marvel nên nhà sản xuất phải chơi một cú tất tay.
Pirates of the Caribbean: At World’s End (2007)
Kinh phí: 300 triệu USD
Kinh phí điều chỉnh theo lạm phát: 387 triệu USD
Doanh thu phòng vé: 961 triệu USD
Doanh thu phòng vé điều chỉnh theo lạm phát: 1,24 tỷ USD
Pirates of the Caribbean: At World’s End (2007) tập hợp tất cả các yếu tố khiến 1 bộ phim bom tấn tốn kém tiền bạc: Bối cảnh phức tạp (ngoài biển), kỹ xảo hoành tráng, cùng với đó là tiền lương của những ngôi sao đang lên lúc bấy giờ là Johnny Depp và Orlando Bloom.
Justice League (2017)
Kinh phí: 300 triệu USD
Kinh phí điều chỉnh theo lạm phát: 324 triệu USD
Doanh thu phòng vé: 658 triệu USD
Doanh thu phòng vé điều chỉnh theo lạm phát: 710 triệu USD
Trước phiên bản Snyder Cut được ra mắt, Justice League (2017) đã gặp phải rất nhiều vấn đề ở hậu trường. Bộ phim thay đổi đạo diễn và phải quay lại và bổ sung rất nhiều cảnh quay. Bộ phim đã bị chê rất nhiều khi ra mắt và phải đến khi bản Snyder Cut được chiếu thì nó mới được hồi sinh.
Solo: A Star Wars Stor (2018)
Kinh phí: 275 triệu USD
Kinh phí điều chỉnh theo lạm phát: 295 triệu USD
Doanh thu phòng vé: 393 triệu USD
Doanh thu phòng vé điều chỉnh theo lạm phát: 415 triệu USD
Solo: A Star Wars Story (2018) tuy chỉ là một tác phẩm tiền truyện và spinoff của dòng phim
Star Wars nhưng lại là phim tốn kém nhất trong tất cả. Kinh phí bộ phim trở nên khổng lồ như vậy là do thay đổi đạo diễn khi dự án đã đi được nửa quãng đường cùng với việc phải quay lại và bổ sung rất nhiều cảnh quay.
Star Wars: The Rise of Skywalker (2019)
Kinh phí: 275 triệu USD
Kinh phí điều chỉnh theo lạm phát: 285 triệu USD
Doanh thu phòng vé: 1,078 tỷ USD
Doanh thu phòng vé điều chỉnh theo lạm phát: 1,118 tỷ USD
Mặc dù Star Wars: The Rise of Skywalker (2019) không phải là một thảm họa nhưng nó không được thành công như kỳ vọng của Disney về dòng phim Star Wars. Nhiều người cho rằng nguyên nhân là do khán giả đã khá “ngán” do có quá nhiều các tác phẩm về Star Wars được ra mắt trước đó.
Tuy nhiên đối với sự nổi tiếng của Star Wars thì nhà sản xuất gần như chắc chắn sẽ có lãi khi làm phim, mặc dù kinh phí lên gần đến 300 triệu USD.
John Carter (2012)
Kinh phí: 264 triệu USD
Kinh phí điều chỉnh theo lạm phát: 305 triệu USD
Doanh thu phòng vé: 284 triệu USD
Doanh thu phòng vé điều chỉnh theo lạm phát: 328 triệu USD
John Carter (2012) là một trong những thảm họa phòng vé lớn nhất trong lịch sử điện ảnh. Có rất nhiều yếu tố khác nhau góp phần tạo nên thảm họa đó, một trong số đó là sự hời hợt của Disney trong việc quảng bá bộ phim.
Batman v Superman: Dawn of Justice (2016)
Kinh phí: 263 triệu USD
Kinh phí điều chỉnh theo lạm phát: 290 triệu USD
Doanh thu phòng vé: 872 triệu USD
Doanh thu phòng vé điều chỉnh theo lạm phát: 960 triệu USD
Tạp chí FilmLA ước tính kinh phí của Batman v Superman: Dawn of Justice (2016) là khoảng 263 triệu USD bao gồm thuế. Mặc dù với kinh phí khổng lồ và các nhân vật siêu anh hùng gạo cội, bộ phim đã không thành công như mong đợi và nhận được rất nhiều phản ứng tiêu cực của khán giả.
>>> Xem Thêm: Manga Dragon Ball Super sẽ trở lại vào tháng 12, cốt truyện tập trung vào Goten và Trunks
>>> Hóng các tin tức mới nhất về phim/truyện tại đây.
Theo: Game4v