CKTG 2021: DFM thăng hoa, Esports Nhật Bản đang bước vào thời kỳ hoàng kim

CKTG 2021: DFM thăng hoa, Esports Nhật Bản đang bước vào giai đoạn hoàng kim - Ảnh 1
Đánh giá post

CKTG 2018, phóng viên Upcomer ngồi lại để trò chuyện với Shunsuke “Evi” Murase. Đó là năm thứ 2 liên tiếp, Evi tham dự một kỳ CKTG khi trước đó anh đã đến với giải đấu tại Trung Quốc trong màu áo Rampage. Thời điểm ấy, Rampage không để lại bất kỳ dấu ấn đậm nét nào. Thậm chí, đại diện của Nhật Bản phải chia tay CKTG 2017 mà không có nổi một chiến thắng.

Kết quả ấy thật đáng thất vọng, tuy nhiên lại thực tế với khu vực được đánh giá là yếu nhất giải. Bước sang năm 2018, Evi đã nổi danh với khả năng leo các bậc xếp hạng đơn Hàn Quốc ấn tượng. Đến với CKTG 2018, DetonatioN FocusMe suýt nữa đã khiến Cloud9 ôm hận ở vòng khởi động. Tuy nhiên, đội tuyển đến từ LJL chỉ dừng lại ở mức làm khó được đại diện của Bắc Mỹ.

CKTG 2021: DFM thăng hoa, Esports Nhật Bản đang bước vào giai đoạn hoàng kim - Ảnh 1
Evi có thể xem là một trong những huyền thoại của LMHT Nhật Bản. 

Chỉ 3 năm sau, mọi thứ đã thay đổi. Vẫn là Evi ở khu vực đường trên, tuy nhiên DetonatioN FocusMe của hiện tại đã mạnh hơn rất nhiều. Cuối cùng, đoàn quân của HLV Kazu đánh bại Cloud9 để dẫn đầu bảng B, qua đó tiến thẳng đến vòng bảng CKTG 2021. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một đội tuyển LMHT Nhật Bản giành vé tham dự vòng bảng của một kỳ CKTG.

Sự thăng hoa của DetionatioN FocusMe song hành với giai đoạn hưng thịnh của Esports Nhật Bản. Với nhiều game thủ, Nhật Bản chưa bao giờ là quốc gia mạnh về Esports. Thế nhưng, trong những năm gần đây, Esports bắt đầu phổ biến tại xứ sở hoa anh đào. Nhờ nền tảng vững chắc của LMHT, một vài tựa game khác cũng bắt đầu nổi lên, ví dụ như Valorant, Overwatch hay Rainbow Six.

Đáng chú ý phải kể đến Valorant, tựa game mới chỉ ra mắt vào tháng 6/2020 của Riot Games. Nhờ sự đầu tư kỹ lưỡng, Valorant tại Nhật Bản đã thu hút hàng loạt người xem các đội tuyển yêu thích của mình thi đấu. Ngoài ra, việc các nền tảng stream được quan tâm đã giúp cho nhiều nhân vật có dịp thể hiện tài năng, điển hình là Yuta “StylishNoob” Seki.

Khi đội tuyển Valorant ZETA DIVISION tham dự Masters 3, đã có 200.000 người theo dõi các trận đấu của hạt giống số 1 Nhật Bản. Dù cả ZETA DIVISION lẫn Crazy Raccoon đều phải dừng chân sau vòng bảng, thế nhưng người hâm mộ vẫn tự hào về màn trình diễn của các tuyển thủ. Điều đó làm khán giả nhớ về DetonatioN FocusMe của năm 2018.

Đó là sự khởi đầu để 1 hoặc vài năm sau, ZETA DIVISION sẽ đạt đến tầm giống như DetonatioN FocusMe nếu phát triển đúng quy trình. Tại Nhật Bản, Esports từ lâu đã là chủ đề nhạy cảm. Theo đuổi sự nghiệp chuyên nghiệp được xếp ngang với… rượu và cờ bạc. Thậm chí, đã có bộ luật quy định tiền thưởng của các giải đấu buộc phải dưới 1000 USD.

CKTG 2021: DFM thăng hoa, Esports Nhật Bản đang bước vào giai đoạn hoàng kim - Ảnh 2
Màn ăn mừng đầy tự hào của Evi khi đội nhà thi đấu ấn tượng. 

Những hạn chế ấy khiến cho nhiều tuyển thủ lâm vào thế khó. Họ chỉ có 2 lựa chọn, hoặc tuân theo, hoặc nỗ lực vượt qua. Sau này, Union đã ra đời và hợp tác với chính phủ để mang lại một tương lai tươi sáng hơn cho các tuyển thủ chuyên nghiệp. Ngoài ra, các game thủ khi lên chuyên sẽ được cấp phép và được trả lương cao hơn so với bình thường.

Dù vậy, bất chấp sự hà khắc của chính phủ, Esports Nhật Bản đã từng bước vươn cao. Sự bùng nổ của PUBG PC, Apex Legends, Owewatch hay sau này là Valorant bắt nguồn từ các game thủ Arcade (game thùng) huyền thoại. Về game, doanh thu tại Nhật Bản chỉ đứng sau Trung Quốc và Mỹ. Cuối cùng, Nhật Bản từ một quốc gia chuyên về game đã trở thành đất nước phát triển về Esports.

Từ lượng người xem cho tới kế hoạch đầu tư đúng đắn, chuyện Esports tại Nhật Bản bước vào thời kỳ hoàng kim chỉ là vấn đề thời gian. Mọi thứ diễn ra quá nhanh. Chỉ sau một cái chớp mắt, Evi đã cùng DetonatioN FocusMe đánh bại đội tuyển ở khu vực LCS để lọt vào vòng bảng, qua đó trở thành niềm từ hào của quốc gia, quốc gia luôn theo sát mọi bước đi của các tuyển thủ Esports.

Theo Thethao.vn

Facebook