Harrison Krix và đam mê chế tác

Đánh giá post

Harrison Krix đáng được công nhận không vì anh sưu tầm máy chơi game hay có thể phá đảo Half-Life trong 5 tiếng, mà vì anh có một sự đam mê điên cuồng với các trang bị trong game. Harrison Krix là một nghệ nhân bán chuyên chế tác giáp và vũ khí trong game.

Harrison Krix và đam mê chế tác

Harrison Krix và đam mê chế tác

Anh cũng là chủ của trang Volpin Props, với nhiều đơn đặt hàng nặng ký từ Bioware và Supergiant Games. Bản thân Harrison cũng là một cosplayer thường xuyên có mặt tại các convention với những bộ giáp tự làm.

  • Tính cách, con người và cơ duyên đến với cosplay

Xuất thân từ Atlanta, như nhiều nghệ nhân bán chuyên khác, Harrison Krix tự học cách chế tạo mô hình, lấy nền tảng từ thời sinh viên kiến trúc và giai đoạn tập tành lắp xe hơi của mình. Theo cảm nhận của anh, chế tác mô hình khó hơn lắp xe hơi rất nhiều. 

Anh đến với cosplay vào Halloween năm 2007. Chỉ là một game thủ bình thường muốn khoác trên người bộ cánh của các nhân vật yêu thích – lúc đó là Link và Zelda -anh  cùng vợ chưa cưới lần đầu tiên cosplay, cô may áo còn anh làm giáp và vũ khí. Dragon Con – sự kiện cosplay đầu tiên anh tham gia – đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Harrison, anh bỗng bùng cháy ước muốn biến tất cả những thứ anh thấy trong game thành hiện thực. Không chỉ đơn giản là làm một mô hình giống hệt, mà chúng phải có cấu trúc riêng, sát với thực tế nhất có thể, và nếu sử dụng được thì càng tốt. Có thể nói anh đã bị ‘cảm nắng’ với chuyện làm trang bị game.

Thành quả đầu tiên từ vụ ‘cảm nắng’ này chính là chiếc Portal Gun. Theo lời Harrison, anh thực hiện khẩu súng, chụp hình rồi đưa lên trang Cosplay.com mà không nghĩ nhiều. Bỗng ngày hôm sau, anh nhận được hàng trăm email hỏi về chuyện hợp tác làm ăn, hình của anh được đăng lên Kotaku, còn Valve – chính hãng Valve – đã liên lạc với anh để làm đơn đặt hàng.

Khẩu súng này sau đó đã được đem bán đấu giá với mức giá cuối cùng là 15000$.Khẩu súng này sau đó đã được đem bán đấu giá với mức giá cuối cùng là 15000$.
Khẩu súng này sau đó đã được đem bán đấu giá với mức giá cuối cùng là 15000$.

Với thành công ban đầu này, Harrison vẫn duy trì công việc thiết kế đồ họa của anh. Tuy vậy, anh càng ngày bị cuốn vào thế giới của những bộ giáp và vũ khí, còn công việc thiết kế tuy vững chắc nhưng càng lúc càng trở nên nhàm chán và nặng nhọc. Cuối năm 2011, sau khi trải qua một cuộc họp dài 6 tiếng chỉ để bàn về logo cho một công ty dược, Harrison đã quyết định trở thành nghệ sĩ freelance.

  • Quá trình học hỏi

Một điều Harrison Krix nhận ra từ sớm đó là để xây dựng bất kì thứ gì bạn cần bản phác thảo và blueprint thật tốt. Ban đầu anh chỉ dùng mắt để đo đạc. Sau đó anh quyết định tự làm blueprint qua Illustrator, nhưng rồi nhận ra một chuyện quan trọng: phải trau dồi thêm kiến thức về tạo hình 3D. Những blueprint hoàn hảo nhất của anh được tạo ra sau đó, những bản phác thảo nơi mọi đường vẽ đều có tỉ lệ hài hòa, là nền tảng cho những mô hình chuyên nghiệp hơn sau này.

41641-5431641779_1845c3d2b8_o

41641-5431641779_1845c3d2b8_o

Bước tiếp theo là phải xác định xem trang bị này sẽ được dùng để làm gì. Với vật phẩm trưng bày thì độ bền và chi tiết là tối quan trọng, còn  đạo cụ thì phải nhẹ và vừa tay. Nếu một khẩu súng như Gravity Gun nặng đến 5kg thì chắc chắn không thích hợp cầm đi xung quanh convention rồi. Muốn gắn đèn thì bên trong phải rỗng, và phải quyết định rất nhiều chi tiết nhỏ như súng có nhả còi và thay đạn được không, hay pin lắp thế nào trước khi lên đồ.

Khác với những nghệ nhân khác thường dùng cách chạm khắc, Harrison phân mô hình thành nhiều phần nhỏ, điều này là lý do các trang bị anh làm có độ chi tiết rất cao. Tự mò mẫm, anh thường phân thiết kế ra nhiều mảnh nhỏ rồi ghép lại để tạo độ dày thích hợp, một kỹ thuật dân 3D gọi là ‘slicing’.

Tuy vậy, kỹ năng quan trọng nhất anh học được chính là kỹ thuật đúc chân không.

Minh họa quá trình đúc chân không.Minh họa quá trình đúc chân không.
Minh họa quá trình đúc chân không.

Trong những năm đầu, Harrison vô cùng đau đầu với những chi tiết nhỏ và những đường cong trong thiết kế. Anh biết rằng đúc chân không có thể tạo ra những mô hình nhựa với nhiều chi tiết phức tạp, và rằng nó có thể thực hiện tại gia với lò nướng và máy hút bụi. Chiếc máy đúc chân không tự tạo này là trở thành phần không thể thiếu trong xưởng của anh, và vẫn chạy tốt tới ngày nay, dù Harrison đã dựng một chiếc máy lớn hơn để làm giáp, tiêu biểu chính là bộ giáp của Commander Shepard trong series Mass Effect.

17fgrb4peuqrajpg

17fgrb4peuqrajpg

Cho tới này, xưởng của chàng mọt này có đủ loại thiết bị, hầu hết là tự lắp hoặc được tặng vì bạn bè ái ngại những bộ máy tự lắp dù được việc nhưng khá nguy hiểm của Harrison. Chia sẻ với trang Tested, anh khiêm tốn nói rằng cách anh học hỏi đơn giản là…Google tất cả mọi thứ. Theo anh, chỉ cần chịu khó mò mẫm, bạn có thể tìm được thứ mình cần từ chỗ khó tin nhất. Ngoài ra, những diễn đàn như Replica Props và Instructables cũng khá hữu dụng, mỗi thành viên có thể giải quyết một vấn đề theo những cách khác nhau, và Harrison có thể kết hợp cách của họ để đạt được kết quả mong muốn của anh. Góp nhặt từng chút thông tin nhỏ là cốt lõi của việc nghiên cứu trên mạng.

41635-shop41635-shop
Một góc xưởng của Harrison Krix. Hình ảnh thuộc bản quyền của Tested.
  • Sự kiên trì không giới hạn

Không chỉ đơn giản là một người thợ lành nghề, Harrison Krix có niềm đam mê thực sự với công việc chế tác trang bị game. Đơn cử cho chuyện này là bộ trang bị cho một nhân vật mà cho đến nay chưa ai khác ngoài anh dám thực hiện : Big Daddy trong Bioshock.

Một vũ khí khổng lồ đi theo bảo vệ cho Little Sister trong game, đối với nhiều game thủ, Big Daddy là nỗi sợ, và cũng là một điểm nhấn khó quên. Khi bắt tay vào làm bộ đồ này, Harrison đã viết lại trên blog ‘cuối cùng tôi đã mất trí rồi’ vì bộ trang phục này vừa khó làm lại vừa khó mặc. Đã vậy, Harrison còn muốn mũi khoan của Big Daddy phải xoay được. Nhưng anh không thay đổi quyết định của mình, vì Bioshock là tựa game yêu thích của anh.

3897607163_5890ea13a1

3897607163_5890ea13a13897607441_98ab12a4ce3897607441_98ab12a4ce

Khung của thân hình được làm từ foam và cardboard, sau đó được phủ bởi foam xịt và eva foram trước khi phủ vải, resin và ureshell ngăn tan rã.

3861665845_664a7253ab

3861665845_664a7253ab

Ống kính lặn thật ra là vòm kính của một máy quay camera đời cũ, loại từng lắp ở các siêu thị, đây lại là một thiết bị khá khó kiếm do càng ngày kích thước camera càng nhỏ.

Harrison Krix và đam mê chế tácHarrison Krix và đam mê chế tác
Big Daddy, cơ bản.
Harrison Krix và đam mê chế tácHarrison Krix và đam mê chế tác
Big Daddy, đã có khung và chi tiết vòm.

Như mọi cosplayer khác, anh cũng vắt chân lên cổ để kịp tiến độ cho Dragon Con năm đó. Nhìn bộ đồ dần thành hình, Harrison đã rất vui khi nghĩ đến chuyện được bước đi trong convention dưới hình dạng của Big Daddy, vợ chưa cưới của anh cũng tháp tùng với vai Little Sister quen thuộc.

3888783789_a42afb1ebb3888783789_a42afb1ebb
Harrison phải tháo mũi khoan ra. Hình ảnh thuộc bản quyền của “Hueyatl” trên Flickr.

Tuy nhiên, khi bước vào trong sự kiện, một vấn đề nảy sinh mà bất kì cosplayer trong trang phục ngoại cỡ nào cũng hiểu – Big Daddy không thể di chuyển. Anh phải nhờ sự giúp đỡ của các nhân viên khách sạn và nhiều người bạn khác. Bộ đồ nặng khoảng 25kg cũng làm anh toát mồ hôi như tắm, có lúc anh phải tháo tạm chiếc mũi khoan ra để thở. Như để đền bù, Big Daddy đã mang lại cho anh 2 giải thưởng ‘Best Journeyman’ và ‘Best Professional Design’.

Cùng xem mũi khoan tài tình của Big Daddy trong Dragon Con.

 

Đây chỉ là chuyện của năm 2009, và anh chốt lại câu chuyện này trên blog bằng lời nói rằng sẽ tiếp tục hoàn thiện Big Daddy trước khi chia sẻ toàn bộ quá trình làm việc của mình. Dĩ nhiên, anh dùng những kỹ thuật khá khó nhằn với dân bán chuyên, nên các tutorial của anh thường chỉ có tính chất tham khảo.

Harrison Krix và đam mê chế tác

Harrison Krix và đam mê chế tác

Bản thân Harrison vẫn vô cùng khiêm tốn, vì anh cho rằng mình vẫn đang phải học hỏi rất nhiều từ những nghệ nhân khác. Anh coi mình đơn giản là một kẻ nghiện game đến mức muốn mang những trang bị trong game ra ngoài đời, và vô cùng vui mừng khi những công trình của mình được chính những hãng game mình yêu thích đặt hàng. Thành công của anh đã chứng tỏ rằng sự ham học hỏi và nỗ lực không ngừng sẽ được báo đáp.

Hãy cùng Mọt Game zoom vào những tác phẩm nổi bật của anh qua những hình ảnh sau. Hiện Harrison Krix vẫn tiếp tục hoạt động thông qua trang web riêng volpinprops.com, Facebook và Twitter.

 

Cael Hammer, Bastion

Hammer_Pax_02

Hammer_Pax_02Cael_Bastion_01Cael_Bastion_01Cael_Bastion_07Cael_Bastion_07

Helm of Yngol, Skyrim

DSC_0027

DSC_0027DSC_00461DSC_00461

N7 Valkyrie Rifle, ME

17fgraox25e8djpg

17fgraox25e8djpg17fgrah0tz5h7jpg17fgrah0tz5h7jpgScreen-Shot-2012-02-26-at-10.28.48-PMScreen-Shot-2012-02-26-at-10.28.48-PMDSC_0094DSC_0094

Portal Gun, Portal

DSCF4745

DSCF4745

DSCF4741

DSCF4741

Gravity Gun / Physic Cannons, Half-Life 2

18j12rmwpwk22jpg

18j12rmwpwk22jpgDSC_0140DSC_0140DSC_0133DSC_0133

Doomhammer, WoW

DSC_00501

DSC_00501  DSC_0057DSC_0057

 

Big Daddy, Bioshock

 Bioshock_9

Bioshock_9Bioshock_5Bioshock_5

Source: Motgame

Facebook