Sau 2 tuần kiên cường chống chọi với các hacker, LCK vẫn tiếp tục “chìm sâu” với vấn nạn DDoS không ngừng nghỉ. Kể từ khi sự việc bùng nổ, Riot Games đã thực hiện nhiều biện pháp như chuyển sang ghi hình phát sóng sau và tăng cường bảo mật mạng, nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp triệt để.

Các chuyên gia an ninh mạng và luật sư đều cho rằng việc xây dựng mạng nội bộ là ưu tiên hàng đầu và DDoS là một hành vi phạm tội nghiêm trọng.

DDoS là một loại tấn công mạng nhằm gây gián đoạn dịch vụ bằng cách gửi lượng truy cập giả mạo khổng lồ đến máy chủ hoặc trang web mục tiêu. Khi áp dụng vào LCK, DDoS có thể khiến game bị lag, disconect hoặc thậm chí gián đoạn trận đấu.

Vấn đề được cho là bắt đầu từ tháng 12 năm 2023, khi các streamer và tuyển thủ LMHT nổi tiếng bắt đầu bị tấn công DDoS. Sau đó, giải đấu chuyên nghiệp LCK cũng không tránh khỏi, khiến cho Riot buộc phải chuyển sang hình thức thi đấu không khán giả và ghi hình phát sóng sau.

Riot Games đang gấp rút tìm kiếm giải pháp tối ưu cho LCK

LCK tiếp tục ‘chìm sâu’ vì DDoS, Riot Games vẫn chưa tìm ra giải pháp tối ưu nhưng T1 đã có ‘phương án dự phòng’
Credit: Riot Games, LCK

Hậu quả là lượng người xem LCK giảm sút nghiêm trọng. Theo thống kê từ Esports Chart, lượng người xem trung bình của LCK vào ngày 29 tháng 1 (sau khi chuyển sang ghi hình) chỉ bằng một nửa so với mức trung bình của cả năm (303.958 người).

Riot Games cho biết họ đã thực hiện nhiều biện pháp để chống DDoS như tăng cường an ninh mạng internet, thay đổi nhà cung cấp dịch vụ, nâng cấp hệ thống tường lửa. Tuy nhiên, sự đa dạng trong cách thức tấn công khiến việc chống DDoS trở nên vô cùng khó khăn.

Không chỉ vậy, việc thi đấu trong tình trạng không có khán giả trực tiếp cổ vũ cũng có thể ảnh hưởng tới tinh thần và phong độ thi đấu của các tuyển thủ. Để “chống chế” và giúp cho các tuyển thủ thư giãn hơn, tổ đội T1 đã sắp xếp những chú gấu bông ngồi trên khu vực khán đài, cầm băng rôn, khăn để cổ vũ các tuyển thủ.

Đặc biệt, trong hội fan cuồng này còn có một chú gấu bông Amumu e thẹn nấp sau chiếc khăn.

LMHT: Các khu vực bị tấn công DDOS do Riot Games đã tự ‘vẽ đường cho hươu chạy’?
LMHT: LPL bị tình nghi là thủ phạm trong cuộc tấn công DDoS nhằm vào LCK
LCK tiếp tục ‘chìm sâu’ vì DDoS, Riot Games vẫn chưa tìm ra giải pháp tối ưu nhưng T1 đã có ‘phương án dự phòng’
Credit: Riot Games, LCK

Các chuyên gia an ninh mạng khuyên Riot Games nên xây dựng mạng nội bộ cho LCK. Giải pháp này sẽ giúp hạn chế rò rỉ IP và giúp xác định vị trí tấn công nhanh chóng. Tuy nhiên, việc xây dựng mạng nội bộ cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề như chi phí cao, thủ tục phức tạp, ảnh hưởng đến việc kết nối của các tuyển thủ đã giải nghệ.

Luật sư cũng lên tiếng cảnh báo những kẻ thực hiện tấn công DDoS. Theo luật pháp Hàn Quốc, hành vi phát tán và truyền tải DDoS có thể bị phạt tù 7 năm hoặc nộp phạt 70 triệu won. Nếu tấn công vào máy chủ của giải đấu, hung thủ còn có thể phạm tội hình sự.


Theo dõi SharingFunVN để cập nhật thêm những thông tin mới và chính xác nhất về game, Esports, anime và manga.

XEM THÊM: LMHT: Điểm mặt ‘tứ đại kì tích’, những tuyển thủ trẻ có màn trình diễn phi thường tại LPL Mùa Xuân 2024